Tuổi thơ Kim_Jong-il

Ra đời

Tiểu sử chính thức của Kim Chính Nhật ghi rằng ông sinh tại một trại quân sự bí mật ở núi Paektu (백두산) phía bắc Triều Tiên ngày 16 tháng 2 năm 1942.[2] Các bản chính sử của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn cho rằng trước khi Kim Chính Nhật ra đời, vùng núi Paektu xuất hiện nhiều điềm lành như bỗng dưng có chim nhạn và cầu vồng hai mống, trên trời thì chợt có ngôi sao mới mọc lên. Song điều này hoàn toàn bị giới chức Nga bác bỏ cũng như không được công nhận bởi bất kỳ nhà sử gia có uy tín nào về vấn đề Triều Tiên. Tài liệu gốc của Liên bang Xô viết thì ghi rõ là Kim Chính Nhật sinh tại Vyatskoye, gần Khabarovsk, năm 1941[3] nơi cha ông, Kim Nhật Thành, đang chỉ huy Tiểu đoàn số 1 thuộc Lữ đoàn 88 Xô viết tập hợp nhóm người Trung Hoa và Triều Tiên lưu vong.

Mẹ của Kim Chính Nhật, Kim Jong-suk, là người vợ đầu của Kim Nhật Thành. Lúc còn bé ở Liên Xô, Kim Chính Nhật mang tên Yuri Irsenovich Kim (tiếng Nga: Юрий Ирсенович Ким), đặt theo dạng Nga hoá tên của cha ông, "Il-sung" thành "Ir-sen".

Năm 1945, khi mới lên ba thì Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt; Đế quốc Nhật Bản bại trận nên trao trả độc lập cho Triều Tiên. Kim Nhật Thành về Bình Nhưỡng tháng 9 năm 1945. Đến cuối tháng 10 thì Kim Chính Nhật theo tàu của Liên Xô cập bến Sonbong (선봉군, cũng gọi là Unggi) về đến Triều Tiên. Gia đình họ Kim sống tại Bình Nhưỡng trong ngôi biệt thựbể bơi, trước kia dành cho sĩ quan Nhật. Cũng ở căn nhà đó em trai của Chính Nhật, là Man-il (được biết với tên tiếng Nga là "Shura") chết đuối trong hồ bơi đó năm 1948. Năm 1949 mẹ của Chính Nhật cũng chết vì bệnh sản khoa.[4]

Giáo dục

Theo tiểu sử chính thức, Kim đã hoàn thành khoá học cơ bản trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1950 tới tháng 8 năm 1960. Ông theo học Trường tiểu học số 4 và Trường trung học số 1 tại Bình Nhưỡng.[5] Điều này được các học giả nước ngoài công nhận, họ tin rằng dường như Kim Chính Nhật ban đầu được cho đi học ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa để đảm bảo an toàn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.[6]

Suốt thời gian học tập, Kim đã tham gia vào các hoạt động chính trị. Ông là một thành viên tích cực trong Liên minh Tuổi trẻ[7]Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (DYL), tham dự vào các nhóm nghiên cứu học thuyết chính trị Marxist và văn học khác. Tháng 9 năm 1957 ông trở thành phó chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Dân chủ tại trường trung học của mình. Ông đã theo một chương trình chống bè phái và tìm cách thúc đẩy giáo dục ý thức hệ mạnh hơn trong bạn bè cùng lớp. Ông đã tổ chức các cuộc thi trình độ và hội thảo, cũng như giúp đỡ tổ chức các cuộc điền dã.

Thời tuổi trẻ, Kim say mê âm nhạc, nông nghiệp và sửa chữa ô tô. Tại trường ông sửa chữa các xe tải và động cơ điện trong một phân xưởng thực tập, và thường tới thăm các nhà máy cũng như nông trại cùng các bạn trong lớp.[8]

Kim Chính Nhật bắt đầu học tập tại Đại học Kim Nhật Thành tháng 9 năm 1960, chuyên về kinh tế chính trị Mác xít. Các môn học phụ của ông gồm triết họckhoa học quân sự. Trong khi theo học tại trường, ông cũng trải qua các cuộc đào tạo sản xuất tại Nhà máy Cơ khí Dệt Bình Nhưỡng, một công nhân học việc sửa đường, và một công nhân chế tạo thiết bị phát sóng TV.

Kim gia nhập Đảng Lao động Triều Tiên tháng 7 năm 1961. Ông bắt đầu theo cha trong các 'chuyến đi chỉ đạo tại chỗ', với các cuộc viếng thăm các nhà máy, nông trang và các địa điểm xây dựng trên khắp đất nước.

Kim Chính Nhật tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành tháng 4 năm 1964.[9]

Kim cũng được cho rằng đã theo học các khoá tiếng Anh tại Đại học Malta hồi đầu thập niên 1970, trong những chuyến viếng thăm không thường xuyên tới Malta với tư cách khách mời của Thủ tướng Dom Mintoff.[10]

Trong lúc ấy Kim Nhật Thành đã tái hôn và có thêm một người con trai nữa, Kim Pyong-il (được đặt theo tên người anh/em đã mất của Kim Chính Nhật). Từ năm 1988, Kim Pyong-il đã làm việc tại nhiều đại sứ quán CHDCND Triều Tiên ở châu Âu và hiện là Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Ba Lan. Các nhà bình luận nước ngoài nghi ngờ rằng Kim Nhật Thành đã giao cho Kim Pyong-il những chức vụ ở xa xôi như vậy để tránh một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai người con trai.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kim_Jong-il http://www.theage.com.au/news/North-Korea/North-Ko... http://www.abc.net.au/worldtoday/stories/s289624.h... http://www.globalresearch.ca/index.php?context=vie... http://usgovinfo.about.com/library/weekly/aankorea... http://www.allheadlinenews.com/articles/7004303956 http://www.atimes.com/atimes/Japan/FL16Dh02.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/FB14Dg04.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/GF04Dg03.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/IA04Dg02.html http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601086&si...